Tôi và em trai lớn lên trong căn nhà cũ kỹ mà cha mẹ để lại. Khi trưởng thành, em trai tôi ra nước ngoài lập nghiệp và hẹn rằng, tôi cứ quản lý mảnh đất của gia đình.
"Anh dùng đất đi, em ở nước ngoài không cần đâu. Em ổn mà, không cần lo cho em", đó là lời dặn dò đầy tin tưởng của em trai tôi trước khi rời quê hương.
Tôi ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc nhà cửa, bố mẹ suốt nhiều năm. Khi vợ chồng tôi tiết kiệm đủ tiền, chúng tôi quyết định xây nhà trên mảnh đất ấy. Tôi vay thêm họ hàng và ngân hàng để xây biệt thự to rộng, khang trang. Tôi nghĩ rằng, xây nhà là việc cả đời nên muốn làm tốt nhất trong khả năng.
Cuộc sống của gia đình tôi tưởng chừng êm đềm, cho đến ngày em trai tôi bất ngờ trở về sau hơn 10 năm xa cách. Vừa gặp nhau, tôi chưa kịp vui mừng, em trai đã buông lời: "Anh xây hết đất thì phần của em đâu? Anh phải trả em tiền đất, ít nhất là 2 tỷ đồng".
Tôi đau khổ khi lần hội ngộ với em trai lại rơi vào tình thế khó xử và đau lòng (Ảnh minh họa: istock).Tôi sững người. Bao nhiêu năm qua, g088 tôi luôn nghĩ mảnh đất này đã được thỏa thuận từ trước,go88 play rằng tôi sẽ sử dụng nó vì em không cần. Nhưng giờ đây, go88 tài xỉu vip em trai tôi có cuộc sống sung túc ở nước ngoài, Go 88 nét lại đòi hỏi quyền lợi từ chính mảnh đất mà tôi đã xây dựng cả cơ ngơi của gia đình.
Nhà đã xây kiên cố, game bài ma thuật không thể phá dỡ. Số tiền 2 tỷ đồng mà em trai yêu cầu, tôi cũng không có khả năng chi trả. Tôi giải thích, cầu xin sự thông cảm, nhưng em tôi không muốn nghe.
Điều đau lòng hơn cả là tình nghĩa anh em giờ đây trở nên xa lạ. Chúng tôi đều ở tuổi trung niên,Go 88 nét bố mẹ không còn nữa. Nhà chỉ có hai anh em nên sự việc khiến tôi vô cùng xót xa. Chúng tôi tranh cãi, lời qua tiếng lại và dần dần, sự oán giận thay thế cho tình thân.
Câu chuyện hai anh em tôi trở thành chủ đề bàn tán trong họ hàng và làng xóm. Những ý kiến trái chiều nảy sinh. Một số người trách tôi xây hết đất mà không nghĩ đến em trai. Dù em ở nước ngoài, phần đất vẫn là của em, sao không giữ lại một phần?
Người khác lại lên tiếng bênh vực em trai tôi giàu có, còn về đòi đất với anh trai. Chẳng lẽ tiền bạc lại quan trọng hơn tình thân?
Tôi không biết phải làm sao. Tôi không cố ý chiếm đất của em nhưng cũng không ngờ rằng, lòng tin tưởng ngày nào lại trở thành gánh nặng như hôm nay.
Tôi nhận ra, tài sản, dù ít hay nhiều, đều có thể trở thành mầm mống của mâu thuẫn nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng. Tôi đã không yêu cầu em trai lập văn bản xác nhận lời hẹn ngày xưa. Lòng tin giữa anh em ruột thịt là quan trọng. Nhưng trong chuyện tài sản, mọi thứ cần minh bạch để tránh những hiểu lầm sau này.
Tôi thấy em trai tôi cũng có lỗi sai. Thay vì giải quyết mọi chuyện bằng sự thông cảm và thấu hiểu, em tôi lại chọn cách đòi hỏi gay gắt, đẩy mối quan hệ anh em vào bế tắc.
Hiện tại, tôi không biết phải làm gì để giải quyết mâu thuẫn này. Một phần muốn trả tiền cho em để giữ hòa khí, nhưng điều kiện kinh tế không cho phép. Một phần tôi lại tự hỏi: Liệu trả tiền rồi, tình thân có được hàn gắn hay đã mãi mãi rạn nứt?
Có lẽ, câu chuyện của tôi không phải là duy nhất. Nhiều gia đình khác cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự để rồi nhận ra rằng, tài sản có thể mất đi, nhưng tình nghĩa anh em nếu đã tan vỡ thì khó lòng cứu vãn.
Tôi chỉ hy vọng, qua bài học này, những ai đang đứng trước ngưỡng cửa của sự phân chia tài sản sẽ tìm được cách giải quyết thấu đáo, để tiền bạc không trở thành "vật cản" cho tình thân.
Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: [email protected]. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.